Chúng ta thường nhìn thấy các bản vẽ có hình cắt, hình chiếu và số liệu liên quan, tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu và đọc đúng tên cũng như các thông số này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào.
Các khối hình học
Trước khi tìm hiểu về tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào thì chúng ta hãy tìm hiểu trước về các khối hình học nhé
Khối đa diện
Đa diện là hình được tạo nên bởi các hình đa giác phẳng được ghép kín với nhau, các đỉnh, cạnh của đa giác cũng chính là định và cạnh của đa diện.
Để biểu diễn khối đa diện trên bản vẽ, người ta thường biểu diễn các cạnh, các đỉnh và các mặt của đa giác với các đường nét liền hoặc nét khuất.
Chúng ta thường có các đa diện như: khối hình hộp chữ nhật, khối hình chóp đáy là đa giác đều, khối lăng trụ đáy tam giác,…
Khối tròn
Đối với hình khối tròn thì chúng ta có các dạng hình biểu diễn trên mặt phẳng như sau
Mặt trụ
Đây là hình được hình thành bởi một đường sinh hay còn gọi là đường thẳng với chiều chuyển động trên một đường cong, cách đường thẳng khác một kích thước không đổi và luôn song song với đường thẳng đó.
Mặt nón
Là hình được tạo thành bởi một đường sinh hay còn gọi là đường thẳng với hướng chuyển động xoay quanh một điểm cố định.
Mặt cầu
Là hình được hình thành bằng cách tạo một đường tròn khi xoay quanh đường kính của nó.
Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?
Hình chiếu là hình biểu diễn phần thấy của vật bằng nét liền còn phần khuất sẽ biểu diễn bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn và giúp người quan sát dễ hình dung hơn
Hình chiếu được chia thành: hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần và hình chiếu cơ bản.
Nếu bạn đang thắc mắc về tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào thì sau đây là các thông tin chi tiết về từng loại hình chiếu này
Hình chiếu cơ bản
Theo như quy định của TCVN 5- 78 thì sáu mặt của một hình hộp sẽ được làm hình chiếu cơ bản và vật thể sẽ đặt giữa người quan sát và mặt phẳng tương ứng của hình chiếu.
Hình chiếu cơ bản
Có 6 loại hình chiếu cơ bản đó chính là
- Hình chiếu trước
- Hình chiếu trên
- Hình chiếu bên trái
- Hình chiếu bên phải
- Hình chiếu từ dưới
- Hình chiếu từ sau
Quy ước vẽ hình chiếu cơ bản
Chọn vị trí của vật thể sao cho vị trí này có thể thể hiện rõ ràng những phần tử của vật thể để vẽ hình chiếu trước
Căn cứ vào sự phức tạp của vật thể để có thể chọn loại và số lượng hình chiếu sao cho phù hợp, tránh việc thừa hoặc thiếu hình chiếu
Khi thay đổi vị trí các hình chiếu thì phải ký hiệu bằng chữ, thể hiện kích thước thật của vật thể và tránh việc các hình chiếu bị biến dạng sau khi chiếu.
Hình chiếu phụ
Hình chiếu phụ là một hình chiếu mà ta có thể biểu diễn trên mặt phẳng không song song với hình chiếu cơ bản.
Hình chiếu phụ này chỉ được dùng khi vật thể có bộ phận nào đó mà khi chiếu lên hình chiếu cơ bản nó sẽ bị biến đổi hình dạng và kích thước.
Quy ước tên và cách vẽ hình chiếu phụ
Ghi tên hình chiếu phụ bằng chữ B còn nếu được đặt kế bên hình chiếu cơ bản mà nó liên quan thì không cần phải đặt tên.
Vị trí liên hệ chiếu và hướng nhìn phải được đặt đúng
Để thuận tiện khi tiến hành xoay hình chiếu phụ với vị trí thích hợp của đường bằng trên bản vẽ thì phải có mũi tên cong để thấy rằng hình chiếu đã được xoay.
Hình chiếu riêng phần
Nghe đến tên thì chúng ta cũng có thể hiểu được rằng hình chiếu riêng phần là một hình chiếu hiển thị một phần nào đó của vật thể và được biểu diễn trên mặt phẳng song song với hình chiếu cơ bản.
Hình chiếu riêng phần được dùng để biểu diễn chi tiết từng bộ phận hoặc từng phần của vật thể và có thể phóng to hoặc thu nhỏ
Quy ước vẽ hình chiếu riêng phần
Trên bảng vẽ, người ta thường biểu diễn các hình chiếu riêng phần bằng các đường lượn sóng, tuy nhiên sẽ không cần vẽ đường lượn sóng nếu nó có ranh giới rõ ràng
Lời Kết
Với các thông tin trên, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào. Hy vọng bạn có thể có thêm kiến thức cho môn học hoặc các công việc sắp tới của mình.