Hướng dẫn cách chữa trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh là căn bệnh rất thường gặp phải đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh nấm miệng không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu kếu dài nó ảnh hưởng đến việc ăn uống. Đặc biệt, nấm miệng làm cho trẻ khó chịu và hay quấy khóc. Để tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị căn bệnh này thì mọi người hãy đọc bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây nên bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm miệng ở trẻ em thường do nấm Candida albicans gây nên. Loại nấm này chung sống bình thường trên cơ thể người nếu duy trì chúng ở mức cân bằng. Mặc dù vậy, khi gặp một số yếu tố thuận lợi thì nấm sẽ phát triển quá mức và gây ra bệnh nấm miệng. Sau đây là một số nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh nấm ở trẻ sơ sinh:

nấm miệng ở trẻ sơ sinh

  • Hệ thống miễn dịch của trẻ yếu: với hệ thống miễn dịch yếu dẫn đến việc nấm dễ dàng phát triển mạnh. Đối với các bé sinh non, nhẹ cân, sinh dinh dưỡng hay do điều trị hen suyễn mà không súc miệng kỹ là những đứa trẻ dễ mắc phải căn bệnh này nhất.
  • Người mẹ khi mang thai nhiễm nấm sinh dục. Khi mẹ bị nhiễm nấm sinh dụng khi mang thai bé và chuyển chưa được điều trị thì có thể làm lây bệnh qua cho bé.
  • Sử dụng kháng sinh: bừa bãi làm nguy cơ mắc bệnh nấm miệng là rất cao. Do kháng sinh có thể làm mất cân bằng giữa hệ vi khuẩn có lợi và vi nấm có hại.
  • Khi trẻ bú sữa không được vệ sinh thường xuyên do miệng trẻ dễ bị đóng cặn sữa.
  • Bé ngậm và bú các loại ti giả cũng có thể gây ra căn bệnh này.

Triệu chứng của căn bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Để biết được trẻ có bị mắc căn bệnh nấm miệng hay không thì chúng ta dựa vào các triệu chứng mà bé có. Sau đây là một số triệu chứng đặc trưng của căn bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh bạn có thể đối chiếu và so sánh:

nấm miệng ở trẻ sơ sinh

  • Trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng và các đường nứt nhỏ.
  • Những mảng trắng hình tròn sẽ rất khó làm sạch. Sau khi cạo bỏ thì bên trong xuất hiện nhiều nốt đỏ.
  • Những đám màu trắng ngà sẽ chuyển sang màu vàng nâu
  • Trẻ biếng ăn, khó chịu, quấy khóc khi bú sữa
  • Nếu nấm lan xuống cổ họng, thực quản và khí quản có thể gây nên bệnh viêm phổi, tiêu chảy và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Cách điều trị khi trẻ bị bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh rất dễ chữa trị nếu như bố mẹ nhận biết nhanh chóng và xử lý đúng cách. Cách đánh tưa miệng cho trẻ để chữa trị bệnh nấm miệng cho trẻ dưới 1 tuổi:

nấm miệng ở trẻ sơ sinh

  • Nên chọn vào thời điểm bé đói và trước khi ăn
  • Trước khi đánh cần phải vệ sinh tay thật sạch và lấy miếng gạc quấn quanh ngón tay. Chọn ngón tay có kích thước phù hợp với miệng của bé. Sau đó, nhúng tay vào nước sôi để nguội làm cho miếng gạc mềm hơn.
  • Thấm thuốc chống nấm lên miếng gạc. Sử dụng thuốc chống thấm nào thì phải được sự tư vấn của bác sĩ. Hãy đánh tư từ hai bên má, đến vùng khác sau đó đánh trong vòm miệng và lưỡi để sau cùng. Trong quá trình đánh tưa, hãy đánh từ ngoài vào trong để giảm nguy cơ nôn trớ cho trẻ.

Một số điều lưu ý để phòng tránh căn bệnh nấm miệng cho trẻ

Để ngăn ngừa căn bệnh này chúng ta phải lưu ý một số điều sau đây: 

  • Phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho trẻ đúng cách khi trẻ ăn xong. Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để súc miệng cho trẻ hoặc dùng nước lọc cho trẻ uống nhằm làm sạch khoang miệng và lưỡi. Lau lưỡi hàng ngày bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ và khi thức dậy.
  • Không nên tùy tiện chữa trị bệnh và vệ sinh lưỡi cho trẻ khi trẻ có biểu hiện bất thường. Nếu thấy trẻ không đỡ thì hãy gặp bác sĩ để được tư vấn một cách tốt nhất.
  • Sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ. Nhưng khi rơ lưỡi xong thì phải tráng miệng lại bằng nước lọc để tránh việc lưu lại đường trong miệng. Và chỉ nên sử dụng một lượng mật ong nhỏ tránh gây bỏng rát lưỡi cho trẻ.
  • Hãy bôi thuốc chống nấm lên núm vú của mẹ nếu có biểu hiện như sau: đau, rát, ngứa, bỏng, khi đó vú mẹ đã mang nấm Candida.
  • Làm sạch các vật dụng như núm vú giả, bàn chải và đồ chơi của trẻ. Những vật này là những đồ vật có thể gây nên bệnh nấm cho trẻ sơ sinh.

Như vậy, bài viết này đã giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Với những thông tin trên sẽ giúp mọi người phòng bệnh, chữa bệnh và phát hiện bệnh kịp thời. Mặc dù nó không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng kéo dài thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, chúng ta phải chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh để tránh cho trẻ mắc phải những căn bệnh như thế này. Hi vọng mọi người sẽ phòng bệnh và chữa bệnh cho trẻ hiệu quả. Cuối cùng, nếu mọi người còn có điều gì chưa rõ về bệnh nấm miệng thì hãy comment vào dưới bài viết này nhé!

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *