Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai 

Những vấn đề xoay quanh đất từ trước tới nay không hề đơn giản. Người trong cuộc phải tìm hiểu kỹ càng, tính toán thận trọng cũng như phải chuẩn bị nhiều thủ tục cần thiết. Tuy nhiên, khi rơi vào trường hợp đất bị tranh chấp thì nhiều người vẫn chưa biết cần xử lý như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai đầy đủ nhất. 

Tranh chấp đất đai là gì 

Tranh chấp đất đai có thể hiểu là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai bên hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

trinh tu giai quyet tranh chap dat dai

Trong khái niệm về tranh chấp đất đai của Luật Đất đai năm 2013, các bạn cần chú ý về đối tượng của tranh chấp ở đây không phải là quyền sở hữu đất và ngay cả các chủ thể tham gia cũng không phải là những chủ thể có quyền sở hữu đất.  Điều này được lý giải rất rõ  trong điều 53, Hiến pháp 2013 là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. 

Bạn cần nắm rõ 3 dạng tranh chấp đất đai: 

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai

Đây là tranh chấp về việc ai sẽ có quyền sử dụng hợp pháp một mảnh đất nào đó giữa hai hoặc nhiều bên với nhau. 

Trong loại tranh chấp này lại chia ra làm nhiều dạng như tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp quyền sử dụng, tranh chấp tài sản gắn liền với đất 

– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh

Khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, liên quan đến việc tái định cư…

– Tranh chấp về mục đích sử dụng 

Tranh chấp này thường ít gặp nhất, liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. 

Những tranh chấp này cũng dễ giải quyết hơn bởi trong quá trình phân bổ đất đai, Nhà nước cũng đã xác định mục đích sử dụng của mảnh đất đó qua quy hoạch sử dụng đất. 

Tranh chấp này chủ yếu xảy ra khi người sử dụng đất dùng sai mục đích của đất mà Nhà nước đã quy định. 

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai chi tiết nhất 

trinh tu giai quyet tranh chap dat dai

2.1.Trường hợp các bên tự giải quyết 

Theo trình tự tố tụng tại Tòa án hoặc trình tự giải quyết tại các cơ quan hành chính thì các bên phải hòa giải có trình tự hòa giải tại UBND xã. 

Tuy nhiên, việc tự giải quyết tranh chấp đất đai trên tinh thần tự nguyện vẫn được chấp nhận và khuyến khích. 

2.2. Trường hợp các bên phải giải quyết theo thủ tục hành chính 

Nếu không thể hòa giải được thì mới gửi đơn lên UBND xã để giải quyết. Trong trường hợp này lại chia ra 2 hướng giải quyết 

– Hòa giải hoàn thành, kết thúc việc tranh chấp đất đai 

Nếu có thay đổi về ranh giới hoặc  người sử dụng đất thì UBND xã sẽ gửi biên bản hòa giải lên Phòng Tài nguyên và Môi trường

Phòng Tài nguyên và Môi trường trình lên UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới của mảnh đất và cấp Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân sở hữu. 

Sau khi có văn bản hòa giải thì các bên có thể gửi đơn lên Tòa án để công nhận việc hòa giải hoàn thành 

– Hòa giải không hoàn thành 

Nếu hòa giải trên UBND xã không hoàn thành thì có 2 cách sau: 

+ Nếu đương sự có giấy tờ chứng nhận hoặc có 1 trong những loại giấy tờ trong điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì Tòa án Nhân dân sẽ giải quyết. Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên có thể yêu cầu giải quyết theo luật pháp tố tụng dân sự. 

+ Nếu đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ chứng minh thì có thể yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết. 

Trường hợp tranh chấp xảy ra giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Nếu các bên không đồng ý với quyết định giải quyết thì có thể khiếu nại lên UBND cấp tỉnh hoặc Tòa án Nhân dân theo quy định của Pháp luật về tố tụng hành chính. 

Trường hợp tranh chấp khi có một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ giải quyết. Nếu hai bên không đồng ý với quyết định giải quyết có thể khiếu nại lên Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khiếu nại lên Toà án nhân dân. 

Các bên cần lưu ý về thời gian hòa giải tại UBND cấp xã là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

2.3. Trường hợp giải quy quyết theo tố tụng hành chính 

Trường hợp này xảy ra khi các bên tranh chấp hòa giải không thành và một trong các bên gửi đơn kiện yêu cầu Tòa án Nhân dân giải quyết 

+ Đối với tranh chấp đất đai, đương sự sẽ nộp đơn tại Tòa án nơi có mảnh đất xảy ra tranh chấp để giải quyết 

+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền mới có thể giải quyết 

+ Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trong trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. 

Lời kết

Hy vọng với bài viết trên đây các bạn đã nắm rõ những vấn đề liên quan về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai. Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những trường hợp phải dùng đến Luật pháp và các quy định của Nhà nước để giải quyết. Các bạn nên nắm rõ vấn đề và các thông tin liên quan để tránh bị thiệt. 

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *